Overthinking – Vị khách không mời mà đến thường xuyên ghé thăm và quấy rầy tâm trí chúng ta. Nó khiến ta lo lắng, trăn trở, mất ngủ, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn thường xuyên bị ám ảnh bởi những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng về những điều chưa xảy ra, hoặc cứ mãi “nhai đi nhai lại” những lỗi lầm trong quá khứ thì có thể đang mắc phải “overthinking” – suy nghĩ quá mức. Hiểu được sự phiền toái này, 6K International đã quyết định tìm hiểu cũng như thống kế những “bí kíp” giúp dẹp tan overthinking để giúp bạn lấy lại sự bình yên trong cuộc sống. Hãy cùng 6K tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Overthinking là gì?
Overthinking là tình trạng suy nghĩ và cân nhắc quá mức về mọi sự việc diễn ra xung quanh, cả hiện tại, quá khứ lẫn tương lai. Chúng ta liên tục đánh giá, cảm thấy không hài lòng và đau khổ với những suy nghĩ của mình. Tâm trí bị “mắc kẹt” trong vòng xoay lặp đi lặp lại, cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn.
Overthinking có phải là rối loạn tâm thần không?
Overthinking không phải là một rối loạn tâm thần, nhưng nó có thể là triệu chứng của nhiều rối loạn tâm thần khác nhau như trầm cảm, rối loạn lo âu, OCD và PTSD.
Nguyên nhân, dấu hiệu và tác hại của overthinking
Nguyên nhân gây nên overthinking
Theo nhà tâm lý học thần kinh Sanam Hafeez, overthinking xuất phát từ nhu cầu kiểm soát tình huống và tăng cường sự tự tin cho những hành động tiếp theo. Khi suy nghĩ quá nhiều, bộ não cố gắng giảm bớt lo lắng bằng cách suy nghĩ về các kịch bản và dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tuy nhiên, suy nghĩ quá mức thường khiến chúng ta rơi vào cái bẫy của suy nghĩ và khó khăn trong việc hành động. Hafeez cho biết thêm rằng, “Vấn đề của overthinking là tâm trí thường bận rộn với những nỗi lo khác nhau.”
Một số dấu hiệu nhận biết
-
- Suy nghĩ tiêu cực, luôn nghĩ đến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
- Chỉ nhớ về sự việc tồi tệ đã xảy ra trong quá khứ.
- Dùng quá nhiều thời gian suy nghĩ tiêu cực về quá khứ hoặc tương lai.
- Sự sợ hãi và lo lắng lặp đi lặp lại về cùng một vấn đề.
- Suy nghĩ mãi về một tình huống khi đã tìm ra các giải pháp hợp lý.
- Khó đưa ra quyết định hoặc bắt tay vào làm một việc mới vì bị mắc kẹt trong suy nghĩ của một vấn đề duy nhất.
Tác hại của overthinking
Overthinking là tác nhân chính yếu gây cản trở năng lực ra quyết định của chúng ta và rút cạn năng lượng cũng như tinh thần trong thời gian dài. Lo lắng và trầm cảm là những hậu quả thường đi kèm, những triệu chứng rõ rệt như mệt mỏi, khó ngủ, buồn nôn, nhức đầu và khó tập trung. Rối loạn lo âu có thể dẫn đến các bệnh huyết áp cao và tim mạch cũng như gây cản trở chúng ta tận hưởng cuộc sống và công việc.
7 Cách thoát khỏi overthinking
May mắn thay, bạn vẫn ở lại với 6K đến thời điểm này cho thấy bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi overthinking bằng chính sự quyết tâm của bạn. Sau những tìm hiểu thì 6K đã đúc kết ra 8 cách sau có thể giúp bạn dẹp tan tâm lý này.
Đánh lạc hướng bản thân: Tìm cách đánh lạc hướng suy nghĩ bằng cách hãy làm những việc mà bạn yêu thích như mua sắm, nấu ăn, chơi nhạc cụ. Hơn nữa, hãy học điều mới để chuyển hướng tập trung của tâm trí vào những khóa học, mục tiêu cụ thể rõ ràng khác như tham gia môn thể thao hoặc nâng cao kỹ năng liên quan đến công việc hiện tại. Việc học một điều mới, để bản thân luôn hành động là một cách hiệu quả để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
Phân tích nguyên nhân: Lý do dẫn đến overthinking có thể do nhiều nguyên nhân như hối tiếc về quá khứ, lo lắng về tương lai, tự ngờ vực về bản thân và áp lực trong công việc và học tập. Ngoài ra, mạng xã hội cũng chính là một tác nhân bên ngoài làm gia tăng sự lo âu trong bạn, hằng ngày những tin tức tiêu cực, những drama hoặc lời chê khen, bình phẩm, tiêu chuẩn cộng đồng vô căn cứ cứ xuất hiện nhởn nhơ. Việc luôn tiếp nhận những thông tin ấy cũng khiến bạn cạn kiệt năng lượng và sinh ra sự ghen tị, áp lực vô hình. Bằng cách nhận ra nguyên nhân, chúng ta sẽ dễ dàng tìm được cách giải quyết chính xác và phù hợp cho từng trường hợp.
Nhìn vào bức tranh lớn hơn: Trước tiên, bạn đừng quá lo lắng về những vấn đề hiện tại, hãy suy nghĩ về tác động của chúng trong tương lai. Bằng cách này bạn có thể đưa ra phương án giải quyết như nếu việc bạn đang lo lắng chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai thì ta sẽ tiếp tục bắt tay tìm giải pháp khắc phục nếu việc đó xảy ra, còn nếu vấn đề bạn lo lắng chỉ là sự phỏng đoán có hoặc không và mang tính chủ quan là nhiều thì bạn hãy nên dẹp chúng qua một bên, bắt tay vào hành động.
Công nhận những thành công của bạn: Khi bạn cảm thấy đang overthinking, hãy dừng lại và ghi ra 5 điều mà bạn tự hào trong tuần qua và những nỗ lực bạn đã có được. Điều này sẽ tiếp thêm cho bạn động lực cũng như niềm tin vào năng lực của bản thân.
Hành động ngay và luôn: Suy nghĩ lặp đi lặp lại thường xuất phát từ việc chưa thực hiện hành động cụ thể để giải quyết vấn đề. Khi gặp câu hỏi hoặc vấn đề gây căng thẳng, hãy ghi lại các bước cụ thể mà bạn có thể thực hiện để đạt được mục tiêu. Chỉ có hành động mới có thể mang chúng ta ra khỏi vòng lặp luẩn quẩn đó, có thể hành động này sẽ mang bạn đến một vấn đề mới nhưng ít ra bạn đang bước thêm được 1 bước thay vì dậm chân tại chỗ với cùng 1 vấn đề.
Chấp nhận nỗi sợ hãi của mình: Chấp nhận rằng có những điều nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn cũng là một cách giúp giảm overthinking. Hơn nữa, việc chấp nhận suy nghĩ và nỗi sợ tiêu cực sẽ giúp chúng ta dễ dàng cân bằng cuộc sống hơn vì chung quy những nỗi uất ức, tủi thân, sự bất mãn, lo sợ quá mức cũng từ việc không chấp nhận thực tại cũng như luôn luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với bản thân thay vì chấp nhận rằng cuộc sống là phải có những lúc thăng trầm.
Nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý: Nếu thực hiện các bước nói trên những bạn vẫn không thể tự mình thoát ra khỏi những nỗi lo âu ấy thì hãy tìm sự trợ giúp từ một chuyên gia tâm lý gia hoặc mentor để dẫn dắt mình. Không việc gì là không thể giải quyết, chỉ cần bạn thực sự tìm cách thì bạn sẽ luôn tìm ra cách. Cố lên nhé!
Kết luận
Overthinking là một vấn đề phổ biến nhưng có thể khắc phục. Bằng cách hiểu rõ hơn về overthinking, nguyên nhân và cách thoát khỏi nó, bạn có thể kiểm soát suy nghĩ của mình và cải thiện sức khỏe tinh thần của bản thân. Hãy nhớ rằng, bạn không đơn độc trong cuộc chiến chống lại overthinking. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý nếu cần thiết. 6K International luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình làm chủ cuộc sống, nâng cao sức mạnh trí tuệ cảm xúc của bản thân!
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm thần, hãy liên hệ với chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp.