Editor6K 5/06/2023

 

Bạn đang đứng trước sự lựa chọn quan trọng: có nên nhảy việc hay không? Quyết định này không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn mà còn tác động lớn đến cuộc sống cá nhân. Không phải ai cũng có thể có được một bước đi mới tốt hơn sau khi nhảy việc. Vậy nên để giúp bạn đưa ra quyết định thông minh, hãy cũng 6K International xem xét những yếu tố quan trọng sau và những tiêu chuẩn cần có cho một công việc mới khi nhảy việc nhé!

 

Những bước cần làm trước khi nhảy việc

Ảnh minh họa

 

Đánh giá tình hình hiện tại

Việc này vô cùng quan trọng, vì hành động đánh giá tình hình hiện tại về tổng thể từ chất lượng công việc, tài chính, môi trường, đồng nghiệp,… sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn cho quyết định mới của bản thân. Hãy đặt câu hỏi cho bản thân rằng: Bạn có hài lòng với công việc hiện tại? Công việc hiện tại có còn cho bạn cơ hội phát triển và thăng tiến? Môi trường làm việc có còn phù hợp với bạn hiện tại không? Nếu bạn cảm thấy rằng công việc hiện tại không đáp ứng đầy đủ khả năng và mục tiêu sắp tới của bạn, đó có thể là dấu hiệu rõ ràng để bạn xem xét việc nhảy việc.

 

Đặt mục tiêu rõ ràng

Đặt mục tiêu rõ ràng trước khi nhảy việc sẽ giúp bạn có được một kế hoạch rõ ràng hơn cho việc chọn công việc mới, môi trường cũng như công ty. Xác định những gì bạn muốn đạt được từ công việc mới. Đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, và đảm bảo rằng công việc mới có khả năng đáp ứng những mục tiêu đó. Xác định mục tiêu ngắn hạn như là đặt ra những mục tiêu cụ thể và đo lường được trong giai đoạn ngắn hạn sau khi chuyển việc. Ví dụ, bạn có thể đề ra mục tiêu hoàn thành dự án đầu tiên trong vị trí mới, nắm vững công việc trong thời gian bao lâu. Xác định mục tiêu dài hạn sẽ là một bước tính to lớn hơn mang tính thành tự. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được trong sự nghiệp của mình và đặt ra những mục tiêu dài hạn phù hợp với mục tiêu đó. Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu tiến thân trong sự nghiệp và leo lên các vị trí quản lý cao hơn, đạt được thành công trong lĩnh vực đặc thù, hoặc trở thành một chuyên gia hàng đầu trong ngành trong thời gian bao lâu.

 

Nghiên cứu thị trường và ngành nghề

Trước khi nhảy việc, nghiên cứu thị trường và ngành nghề mà bạn sẽ làm là một bước quan trọng để đảm bảo rằng bạn có thông tin đầy đủ và hiểu rõ về tình hình và cơ hội trong lĩnh vực đó. Tìm hiểu về xu hướng tuyển dụng và phát triển trong ngành nghề mà bạn quan tâm. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá cơ hội việc làm, mức lương, sự phát triển và các lợi ích khác mà công ty mới có thể mang lại. Ngoài ra, việc nghiên cứu tình hình thị trường hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai sẽ giúp bạn hiểu rõ tính cạnh tranh, nắm bắt được các công ty hàng đầu trong ngành, và các yếu tố ảnh hưởng đến ngành nghề như công nghệ, chính sách, và thị trường quốc tế.

 

Chuẩn bị tài chính

Nhảy việc có thể gây gián đoạn tài chính trong một thời gian ngắn. Hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đủ tiền để hỗ trợ mình trong giai đoạn chuyển đổi và đáp ứng các nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Áp lực về kinh tế sẽ gây sức ảnh hưởng không nhỏ đến bạn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn công việc mới. Vậy nên hãy đảm bảo rằng bạn vẫn có một cuộc sống thoải mái trong thời gian này để tinh thần được sáng suốt, minh mẫn để đưa ra được những quyết định khách quan nhất.

 

Xây dựng mạng lưới liên kết

Tìm hiểu về ngành nghề mới và xây dựng mạng lưới liên kết trong lĩnh vực đó. Tham gia các sự kiện, hội thảo, hoặc mạng xã hội chuyên ngành để tạo dựng mối quan hệ và cơ hội việc làm. Ngoài ra, việc tham gia các sự kiện, hội thảo hoặc mạng lưới xã hội liên quan đến ngành nghề mà bạn quan tâm sẽ giúp bạn kết nối với những người đã có kinh nghiệm và thành công trong ngành để học hỏi và nhận được thông tin giá trị từ họ.

 

Những yếu tố cần cho một công việc mới khi nhảy việc

Ảnh minh họa

 

Khi quyết định nhảy việc, có một số tiêu chuẩn quan trọng mà bạn nên xem xét để đảm bảo công việc mới phù hợp với mục tiêu và sự phát triển cá nhân của bạn. Dưới đây là những tiêu chuẩn quan trọng khi lựa chọn công việc mới

Công việc, trách nhiệm và cơ hội phát triển

Xem xét cơ hội phát triển nghề nghiệp và tiến xa hơn trong công việc mới. Công ty có chương trình đào tạo, khóa học hoặc cơ hội thăng tiến không? Công việc mới có cung cấp môi trường để bạn phát triển kỹ năng và khám phá tiềm năng của mình? Đảm bảo rằng công việc mới phù hợp với sở thích, kỹ năng và mục tiêu của bạn. Điều gì bạn sẽ làm hàng ngày? Công việc mới có cung cấp thách thức và cơ hội để phát triển kỹ năng của bạn? Xem xét xem công việc mới có khớp với đam mê và mục tiêu của bạn không.

 

Mức lương và phúc lợi

Phần lớn khi nhảy việc thì tất thảy người lao động đều mong muốn sẽ tìm được công việc có mức lương cao hơn công việc cũ và xứng đáng với kinh nghiệm và cống hiến của bản thân. Vậy nên, việc đánh giá mức lương và các phúc lợi đi kèm của công việc mới bao gồm cả các khoản thu nhập, bảo hiểm, chế độ nghỉ phép, và các phúc lợi khác có phù hợp với mong đợi của bạn không sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc lựa chọn công việc mới của bạn? Hãy đảm bảo rằng công việc mới đáng giá về mặt kinh tế và đáp ứng các nhu cầu cuộc sống của bạn. 

 

Thời gian và sự cân bằng công việc-gia đình

Tuy chỉ là yếu tố mang tính cá nhân, nhưng với những cá nhân đã lập gia đình thì việc xem xét yêu cầu thời gian và tính linh hoạt của công việc mới là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, với những bạn trẻ thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng là điều cần quan tâm. Ngoài thời gian dành cho gia đình, thì bạn còn cần thời gian cho sở thích cá nhân và các cam kết khác? Hãy đảm bảo rằng công việc mới có tính cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Điều này sẽ giúp hạn chế rủi ro về tính căng thẳng kéo dài trong quá trình làm việc sắp tới của bạn.

 

Vị trí và khả năng di chuyển

Xem xét vị trí của công việc mới để đánh giá sự phù hợp với kế hoạch và mong muốn của bạn về môi trường sống và sự ổn định trong tương lai. Nếu công ty cách xa nơi bạn sống thì bạn có chấp nhận được việc di dời nơi ở hoặc di chuyển một đoạn đường xa mỗi sáng đi làm hay không nhé!

 

Uy tín và tiềm lực của công ty

Nếu bạn đã xác định được một số công ty mục tiêu thì hãy bắt tay vào việc tìm hiểu về công ty đó. Hãy đọc thông tin trên trang web của công ty, tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ, văn hóa và giá trị của công ty. Xem xét danh tiếng và thành công của công ty để đảm bảo rằng đó là một môi trường phù hợp cho bạn. Đánh giá uy tín và tiềm lực của công ty mới sẽ giúp bạn nắm chắc được phần nào mức độ phù hợp giữa bản thân và công việc mới. Điều này có ảnh hưởng đến sự ổn định công việc và khả năng tiến xa trong sự nghiệp của bạn.

 

Môi trường, đồng nghiệp và cơ hội học hỏi

Đối với bước xem xét môi trường làm việc và văn hóa của công ty mới thường sẽ được đánh giá và kết luận trong thời gian thử việc ở công ty mới. Những giá trị, mục tiêu nào ở công ty mà bạn mong muốn? Tại môi trường này bạn có thể học hỏi từ đồng nghiệp và chia sẻ kiến thức với những người khác không? Công việc mới có môi trường học tập và phát triển liên tục không? Hãy dành thời gian quan sát và cảm nhận trong thời gian thử việc này nhé!

 

Kết

6K International hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn công việc mới khi nhảy việc. Hãy xem xét kỹ lưỡng các tiêu chuẩn trên và đảm bảo rằng công việc mới sẽ đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu cá nhân của bạn nhé! Tìm hiểu kỹ về công ty, thực hiện cuộc phỏng vấn và tìm hiểu thông tin từ các nguồn đáng tin cậy để đưa ra quyết định chính xác và tự tin. Nhảy việc là một quyết định mang tính quyết định trong sự nghiệp. Để đảm bảo rằng bạn đưa ra quyết định chính xác, hãy thật khách quan, cẩn trọng và chuẩn bị thật kỹ lưỡng (trau dồi năng lực, cập nhật liên tục kiến thức chuyên môn, thiết kế một chiếc CV thật chất lượng,…). Với những yếu tố này và sự đánh giá tỉ mỉ, 6K International tin rằng bạn sẽ có thể đưa ra quyết định nhảy việc vào thời điểm thích hợp nhất và có quyết định chín chắn nhất cho bản thân. Hãy follow fanpage của nhà 6K International để có thể cập nhật nhanh nhất những thông về các khóa học bổ ích cũng như những chia sẻ thực tiễn về cuộc sống xung quanh nhé!